logo

PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
" TOÀN DIỆN – KHAI PHÓNG – TIÊN PHONG – HỘI NHẬP "


DANH SÁCH CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU CẬP NHẬT ĐẾN 2-2022


STT Tên nhóm Hướng nghiên cứu Trưởng nhóm Thành viên nhóm
Khoa Quản trị Kinh doanh
1 Nghiên cứu hành vi và quản trị khởi nghiệp 1. Hành vi tổ chức
2. Phong cách lãnh đạo
3. Khởi nghiệp
4. Phát triển du lịch
5. Mối quan hệ giữa các tổ chức
6. Hành vi của khách du lịch, khách hàng và nhân viên
7. Đạo đức kinh doanh
8.Thay đổi tổ chức
PGS. TS. Mai Ngọc Khương TS. Trần Tiến Khoa
TS. Hồ Nhựt Quang
PGS. TS. Mai Ngọc Khương
TS. Nguyễn Ngọc Duy Phương
TS. Hà Minh Trí
TS. Trịnh Việt Dũng
TS. Lê Đình Minh Trí
TS. Lê Văn Chơn
ThS. Phan Thanh Huyền
ThS. Nguyễn Trần Nguyên Khai
ThS. Nguyễn Duy Yến Linh
Khoa Công nghệ Thông tin
2 Đồ hoạ máy tính và Hệ thống thông minh - Mô hình hoá hình học
- Đồ họa máy tính, Thị giác máy tính và Xử lý ảnh.
- Giám định ảnh, Phương pháp bảo mật ảnh số
- Tương tác giữa người và máy tính, Trải nghiệm người dùng đa giác quan (xúc giác, vị giác và khứu giác)
- Điều khiển và tương tác với hệ thống thông tin bằng giao diện não-máy tính và các tín hiệu sinh lý
- Tương tác và mô phỏng dựa trên VR & AR
- Hệ thống quản lý thông minh (IMS), Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)
- Phát triển các ứng dụng: Mô hình đồ hoạ, Xử lý hình ảnh kỹ thuật số, Hệ thống thông minh, Ứng dụng di động, Công nghiệp trò chơi, Ứng dụng VR & AR, Di sản kỹ thuật số, Số hóa và trực quan hóa dữ liệu, Giám định hình ảnh, Chẩn đoán dựa trên hình ảnh y tế.

Chúng tôi tập trung vào các nghiên cứu trong lĩnh vực Khoa học máy tính dựa trên nền tảng của Mô hình hình học, Đồ họa máy tính, Thị giác máy tính, Pháp y hình ảnh và Xử lý ảnh. Xử lý tương tác giữa con người và máy tính trong các nghiên cứu trải nghiệm người dùng đa giác quan. Phát triển ứng dụng mô phỏng, trực quan hóa đối tượng dữ liệu dựa trên VR & AR trong không gian đa chiều. Nghiên cứu các mô hình máy học ứng dụng trong giám định hình ảnh, bảo mật hình ảnh và chẩn đoán dựa trên hình ảnh y tế. Nghiên cứu chuyển đổi số trong di sản. Số hóa và bảo tồn di sản vật thể ở Việt Nam. Xây dựng hệ thống thông minh, Hệ thống khuyến nghị và Hệ hỗ trợ ra quyết định.
PGS.TS Nguyễn Văn Sinh TS. Huỳnh Khả Tú (ĐHQT - ĐHQG TP.HCM)
TS. Nguyễn Thanh Tuấn (Greenwich University, UK)
TS. Lê Thành Sách (Đại học Bách Khoa ĐHQG TP.HCM)
TS. Vi Chí Thành (ĐHQT - ĐHQG TP.HCM)
ThS. Lê Thanh Sơn (ĐHQT - ĐHQG TP.HCM)
ThS. Phạm Quốc Sơn Lâm (ĐHQT - ĐHQG TP.HCM)
ThS. Trần Khai Minh (ĐHQT - ĐHQG TP.HCM)
HVCH. Nguyễn Vũ Đức Lâm (ĐHQT - ĐHQG TP.HCM)
3 Khai thác dữ liệu Ngày nay dữ liệu ngày càng lớn và đa dạng. Trong khối dữ liệu khổng lồ được sinh ra hằng ngày thì có rất ít thông tin hiệu quả/hữu ích. Như vậy để tìm được thông tin hữu ích trong khối dữ liệu khổng lồ là một vấn đề thách thức hiện nay cho các nhà nghiên cứu. Vì vậy để tìm ra giải pháp rút trich thông tin hữu ích từ cơ sở dữ liệu lớn đã và đang được nhóm quan tâm và nghiên cứu trong những năm qua.
1. Khai thác mẫu (pattern mining)
2. Khai thác luật kết hợp (association rule mining)
3. Phân lớp dự trên luật kết hợp (classification based
on association rules)
4. Gom nhóm dựa trên khai thác mẫu (Clustering
based on pattern mining)
TS. Nguyễn Thị Thúy Loan Mai Hoàng Bảo Ân – ĐH Quốc tế
Nguyễn Trung Kỳ - ĐH Quốc tế
Nguyễn Quang Phú - ĐH Quốc tế
Quản Thành Thơ – ĐH Bách Khoa
Võ Đình Bảy – ĐH Công nghệ Tp.HCM
Nguyễn Thanh Tùng – ĐH Công nghệ Tp.HCM
Nguyễn Đình Loan Phương – ĐH Công nghệ Thông tin
Nguyễn Đắc Dzự Trình – ĐH Dự Bị
Nguyễn Thủy Đoan Trang – ĐH Nha Trang
Vũ Văn Vinh – ĐH Công nghệ Thực phẩm
4 Future Internet and Smart Networking (FISN) 1. Mạng máy tính
2. Mạng không dây
3. Các giao thức điều khiển tắt nghẽn (Transport congestion control protocols)
4. Dynamic adaptive streaming
5. Mạng có lưu trữ nội dung (cache networks)
6. Các giải pháp và sản phẩm Internet of Things
PGS. TS. Võ Thị Lưu Phương PGS. TS. Võ Thị Lưu Phương
TS. Lê Duy Tân
HVCH. Nguyễn Trung Nghĩa
5 Công nghệ phần mềm và Khoa học dữ liệu thực nghiệm Nhóm mới thành lập năm 2018 với mục tiêu là nghiên cứu phát triển các giải pháp công nghệ phần mềm ứng dụng thông minh dùng các kỹ thuật khai thác và phân tích dữ liệu lớn.
1. Khai thác dữ liệu và trí tuệ nhân tạo
- Các phương pháp máy học
- Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
- Hệ thống đề xuất và máy tìm kiếm
- Dữ liệu lớn và kho dữ liệu
2. Công nghệ phần mềm
- Kiến trúc hệ thống: hệ thống phân tán, điện toán đám mây, Blockchain
- Mô hình phát triển và triển khai phần mềm: Agile, CI/CD, DevOps
- Kiểm định hệ thống
TS. Trần Thanh Tùng TS. Nguyễn Thị Thanh Sang
TS. Trần Thanh Tùng
ThS. Đào Trần Hoàng Châu
CN. Đỗ Phạm Minh Thư
6 Thị giác Máy tính và Xử lý Ảnh số Nhóm nghiên cứu Thị giác Máy tính và Xử lý Ảnh số chúng tôi thuộc Khoa Công nghệ Thông tin, trường Đại học Quốc Tế – Đại học Quốc Gia TP. HCM. Hiện tại, các hoạt động nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào lĩnh vực Thị giác Máy tính và Xử lý Ảnh số bao gồm:
a) Nhận dạng và phân lớp đối tượng,
b) Các phương pháp lọc, tăng cường chất lượng hình ảnh,
c) Hệ thống giám sát sử dụng camera tĩnh theo thời gian thực,
d) Ứng dụng nhận dạng mẫu cho hệ thống giám sát giao thông,
e) Các ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo - Máy học - Học sâu trong xử lý tín hiệu ảnh số.
TS. Hà Việt Uyên Synh HVCH. Thái Trung Tin
CN. Chung Minh Nhật
Các sv đã có giải trong các kỳ thi OLP/ACM-ICPC
Khoa Điện tử Viễn thông
7 Điều khiển và giám sát hệ thống Nhóm điều khiển và giám sát hệ thống được tập hợp lại năm 2014, gồm 2 thành viên TS. Võ Tấn Phước & TS. Tôn Thất Long- các giảng viên ngành điều khiển tự động của Khoa ĐTVT trường ĐHQT. Nhóm tập trung ứng dụng lý thuyết điều khiển để giải quyết các vấn đề của điều khiển học gần đây như điều khiển và đồng bộ nhịp sinh học, mã hóa dữ liệu, thu thập và xử lý dữ liệu từ xa
1. Nghiên cứu lý thuyết điều khiển học cho hệ phi tuyến và hệ lai
2. Áp dụng các phương pháp mô hình hóa và ước
lượng trạng thái trong giám sát, đo lường và
điều khiển công nghiệp
TS. Võ Tấn Phước TS. Tôn Thất Long
TS. Nguyễn Văn Bình
8 Nhóm nghiên cứu về mạng IoT/6G và bảo mật 1. Nghiên cứu và ứng dụng mạng IoT.
2. Nghiên cứu các công nghệ 5G/6G cho truyền thông không dây.
3. Nghiên cứu các vấn đề bảo mật trong mạng 5G/6G và IoT.
TS. Tạ Quang Hiển TS. Nguyễn Lập Luật
ThS. Vương Quốc Bảo
9 Nhóm nghiên cứu Siêu cao tần 1.Thiết kế, mô phỏng và thực hiện các ứng dụng cao tần; ăng-ten, ra-đa, thiết bị thu phát cho các thiết bị thông tin liên lạc
2. Nghiên cứu chế tạo thiết bị ứng dụng cao tần trong việc sấy và khử trùng sản phẩm nông nghiệp.
3. Xử lý ảnh ra-đa để xây dựng hình ảnh
TS. Mai Linh PGS.TS Nguyễn Bình Dương
TS. Nguyễn Đình Uyên
ThS. Trần Văn Sư
TS. Phạm Trung Kiên
ThS. Nguyễn Minh Thiện
Khoa Công nghệ Sinh học
10 Nhóm nghiên cứu Proteomics Mục tiêu:
- Nghiên cứu các cơ chế liên quan đến kháng kháng sinh nhằm tìm ra các chỉ dấu sinh học phục vụ chẩn đoán nhanh kháng thuốc, phục vụ điều trị cho bệnh nhân hiệu quả, kịp thời; Nghiên cứu các cơ chế gây bệnh của vi khuẩn nhằm tìm ra các vaccine candidate phục vụ cho việc phát triển vắc-xin hiệu quả; Sử dụng kĩ thuật proteomics hiện đại.
1. Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn
2. Độc lực của vi khuẩn
3. Chỉ dấu sinh học của ung thư
4. Phát triển biosensor và vắc-xin
TS. Nguyễn Thị Thu Hoài 1. ThS Trịnh Thị Trúc Ly, Khoa CNSH
2. ThS Đỗ Ngọc Phúc Châu, Khoa CNSH
3. TS Lê Minh Thông, Khoa CNSH
4. PGS. TS Nguyễn Phương Thảo, Khoa CNSH
5. TS Huỳnh Chấn Khôn, Khoa KTYS
6. TS Vũ Minh Thiết, Viện Công Nghệ cao Nguyễn Tất Thành
7. TS Vũ Văn Vân, Viện Công Nghệ cao Nguyễn Tất Thành
8. TS Nguyễn Cường, Công ty Tin sinh học Lobi
9. TS. BS Huỳnh Văn Ân, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
10. TS. Trương Thiên Phú, Bệnh viện Chợ Rẫy
11. GS Lin Qingsong, Đại học Quốc gia Singapore
12. TS Lim Teckwang, Đại học Quốc gia Singapore
13. GS Thirumalaisamy Velavan, Đại học Tubingen
14. GS Đào Y Doãn, Đại học Johns Hopkins
11 Các Chất Có Hoạt Tính Sinh Học từ Nấm và Nấm Nhầy 1. Sàng lọc các chất có hoạt tính sinh học bao gồm anti-parkinson, anti-diabetic, antioxidant, anti-depressant, cytotoxicity, antimicrobial compounds từ các vi sinh vật đặc biệt là nấm và nấm nhầy
2. Tinh sạch các chất có hoạt tính sinh học
3. Nghiên cứu về cơ chế tác động của các chất có hoạt tính
4. Nuôi cấy vi sinh vật có tiềm năng ở quy mô lớn để hướng tới thương mại hoá sản phẩm
5. Kết hợp với đối tác tổ chức các workshop về phương pháp nuôi cấy nấm, phân tích và tinh sạch các chất có hoạt tính bằng GC-MS, HPLC, NMRs
PGS. TS. Trần Thị Mỹ Hạnh NCS. Đỗ Thị Hoàng Tuyến
Ths. Tống Thị Hằng
Ths. Nguyễn Hồng Lan
PGS. TS. Trần Thị Mỹ Hạnh
12 Nhóm nghiên cứu các sản phẩm sinh học Mục tiêu nhóm nghiên cứu
- Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm sinh học bằng công nghệ sinh học
Các hướng nghiên cứu
1. Thuốc có nguồn gốc sinh học (Protein tái tổ hợp, dược liệu,…)
2. Các dạng bào chế probiotics phục vụ sức khỏe và cuộc sống
3. Các sản phẩm liên quan sức khỏe
4. Các nano sinh học
5. Các nguyên liệu có giá trị cao trong hổ trợ điều trị ung thư, mỹ phẩm
6. Tạo các chủng giống có khả năng tăng sinh tổng hợp các chất phục vụ sức khỏe và đời sống bằng các kỹ thuật di truyền
7. Dược di truyền
PGS.TS Nguyễn Hoàng Khuê Tú TS. Trần Thị Hải Yến
TS. Nguyễn Minh Thành
ThS. Đoàn Thị Thanh Vinh
ThS. Nguyễn Phạm Quỳnh Anh
13 Nhóm nghiên cứu Tái lập trình bộ gen và Y sinh tái tạo 1. Nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực: tái lập chương trình tế bào, tế bào gốc phôi, tế bào gốc vãn năng cảm ứng, sự biệt hóa của phôi trong giai đoạn sớm, tế bào giao tử, tái biệt hóa hệ gen và yếu tố di truyển ngoài nhân, động vật chuyển gen, và y sinh học tái tạo.
2. Nghiên cứu tập trung vào những kỹ thuật mới nhất trong 4 công nghệ hiện đại của thế kỹ 21 đó là nhân bản vô tính động vật, tế bào gốc vạn năng cản ứng, chuyển cấy gen, và công nghệ sinh học sinh sản hiện đại và các ứng dụng của các kỹ thuật đó trong y học cũng như trong nông nghiệp.
3. Đào tạo và cung cấp những nghiên cứu đỉnh cao cho sinh viên sau đại học trong lĩnh vực tế bào gốc, tái lập chương trình tế bào, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, và chuyển cấy gen trên động vật.
PGS.TS Nguyễn Văn Thuận TS. Bùi Hồng Thủy
TS. Lê Minh Thông
TS. Trần Thị Hải Yến
14 Nhóm nghiên cứu Mô phỏng sinh học và thiết kế dược phẩm bằng máy tính 1. Làm rõ nguyên nhân kháng thuốc
2. Thiết kế vật liệu dẫn truyền thuốc
3. Phát triển các loại thuốc mới từ nguồn thảo dược phong phú tại Việt Nam.
Điểm mới trong nghiên cứu của nhóm là áp dụng mô hình phát triển dược phẩm hiện đại, trong đó kết hợp cùng một lúc nhiều phương pháp như in silico (mô phỏng máy tính) với in vitro (trong ống nghiệm) và in vivo (trên động vật).
PGS.TS. Lê Thị Lý
15 Nhóm nghiên cứu Công nghệ sinh học thực vật 1. Nghiên cứu chức năng và cơ chế hoạt động ở mức độ phân tử của các yếu tố chịu bệnh và chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi ở cây trồng.
2. Sàng lọc và phân lập nguồn gen để sử dụng cho việc cải tạo giống vật nuôi, cây trồng bằng công nghệ gen
3. Ứng dụng công nghệ gen để tạo ra các giống cây trồng chuyển gen có năng suất, chất lượng cao.
4. Ứng dụng công nghệ gen để tạo ra các sản phẩm thứ cấp từ cây trồng (các chất có hoạt tính sinh học quý, các loại vắc xin từ thực vật…).
PGS. TS. Nguyễn Phương Thảo PGS. TS. Trần Văn Minh
TS. Nguyễn Thiên Quang
ThS.NCS Hoàng Thị Lan Xuân
ThS. Bùi Thanh Hòa
TS. Nguyễn Bình Anh Thư
16 Nhóm nghiên cứu Tính toán mô phỏng, mô hình hóa đa qui mô các quá trình hóa lý phức tạp 1. Xây dựng mô hình động học chi tiết cho quá trình đốt nhiên liệu diesel sinh học và nhiên liệu thay thế (ví dụ như nhiên liệu tổng hợp từ quá trình Fischer-Tropsch) để nâng cao hiệu suất, kiểm soát khí thải và tối ưu hóa các quá trình, thiết bị phản ứng (ví dụ như động cơ, lò đốt và tua-bin).
2. Thiết kế vật liệu xúc tác cho các quá trình hóa lý phức tạp trên bề mặt chất rắn.
3. Nghiên cứu các hợp chất cô lập được từ các loài cây cỏ Việt Nam định hướng ứng dụng phát triển thuốc chữa bệnh cho người bằng phương pháp tính toán mô phỏng đa qui mô.
4. Phát triển các phần mềm tính toán tính toán chuyên biệt để mô phỏng/mô hình hóa đa qui mô cho các bài toán liên ngành phức tạp.
PGS. TS Huỳnh Kim Lâm TS. Võ Bảo Thắng
17 Nhóm nghiên cứu Công nghệ thực phẩm 1. Nghiên cứu công nghệ chế biến và bảo quản thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch.
2. Nghiên cứu về dinh dưỡng thực phẩm và phát triển các sản phẩm thực phẩm chức năng.
PGS. TS Phạm Văn Hùng TS. Đặng Quốc Tuấn
PGS.TS Lê Hồng Phú
TS. Nguyễn Văn Toàn
TS. Nguyễn Vũ Hồng Hà
TS. Lê Ngọc Liễu
TS. Nguyễn Hồng Long
TS. Nguyễn Thị Hương Giang
Mai Nguyễn Trâm Anh
Nguyễn Hà Mỹ Duyên
Lê Trần Hoài Ân
Nguyễn Hoàng Khoa Nguyên
Đinh Thị Kim Yến
Trịnh Thị Mỹ Duyên
Nguyễn Ngọc Thanh Tiến
Bộ môn Kỹ thuật và Quản lý Công nghiệp
18 Nhóm Nghiên cứu về tự động hóa và tối ưu hóa Quản lý Sản xuất và Dịch vụ --> Nhóm Nghiên cứu về tự động hóa và tối ưu hóa hệ thống Sản xuất, Smart Manufacturing 1. Cung cấp giải pháp tối ưu cũng như tự động hoá trong quản lý, vận hành sản xuất và dịch vụ như vận tải, sản xuất, quản lý tồn kho, chuỗi cung ứng và logistics, bố trí mặt bằng, dây chuyền sản xuất…
2. Xây dựng các phần mềm nhỏ hỗ trợ cung cấp giải pháp tối ưu trong các lĩnh vực khác nhau của sản xuất và dịch vụ.
3. Cung cấp giải pháp liên quan đến các quy trình thao tác chuẩn, lean và just-in-time trong sản xuất và vận hành
TS. Nguyễn Văn Hợp TS. Đào Vũ Trường Sơn.
TS. Hà Thị Xuân Chi.
TS. Phạm Huỳnh Trâm
TS. Trần Đức Vĩ
ThS. Nguyễn Trường Nguyên
ThS. Nguyễn Phát Nhựt
ThS. Nguyễn Trường Nguyên
ThS. Trần Văn Lý
19 Nhóm nghiên cứu logistics và quản lý chuỗi cung ứng --> Nhóm nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống logistics và chuỗi cung ứng 1. Hỗ trợ xây dựng và đào tạo cũng như nâng cao năng lực đội ngũ quản lý trong lĩnh vực logistic và supply chain
2. Cung cấp giải pháp cho thiết kế chuỗi cung ứng nông sản và hàng tiêu dùng, quản lý vận tải, quản lý kho, cảng…
PGS TS. Hồ Thị Thu Hòa TS. Phan Nguyễn Kỳ Phúc
ThS. Ngô Thị Thảo Uyên
ThS. Nguyễn Hoàng Huy
ThS.Dương Võ Nhị Anh
Khoa Kỹ thuật Y sinh
20 Nhóm Nghiên cứu Kỹ thuật Y sinh – Thiết bị Y tế 1. Thiết bị Y tế
2. Quang tử trong Y sinh
3. Kỹ thuật dược
4. Kinh thầu trong y sinh
5. Kỹ Thuật Lâm sàng
6. Kỹ thuật Nano trong Y học
7. Lab-on-a-chip và cảm biến sinh học
8. Y tế công cộng
9. Kỹ thuật trong hệ thần kinh
GS.TS Võ Văn Tới PGS.TS. Phạm Thị Thu Hiền
TS. Lê Ngọc Bích
TS. Ngô Thị Lụa
TS. Nguyễn Thành Quả
TS. Trần Lê Giang
ThS. Trần Ngọc Việt
ThS. Nguyễn Lê Ý
KS. Nguyễn Quốc Hùng
KS. Lê Thị Thuỷ Tiên
KS. Phạm Khôi Nguyên
21 Nhóm Nghiên cứu Kỹ thuật Y sinh – Y học tái tạo Nhóm tập trung nghiên cứu chế tạo các sản phẩm/liệu pháp nhằm tăng hiệu quả đều trị từ vật liệu sinh học (nguồn từ thiên nhiên hay tổng hợp) và tế bào như:
1. Các sản phẩm có tính kháng khuẩn chống nhiễm trùng
2. Các vật liệu cầm máu dùng trong sơ cứu
3. Da nhân tạo
4. Xương nhân tạo
5. Mạch máu nhân tạo
6. Các sản phẩm trong điều trị nha
7. Keo/màng chống dính giữa ruột và bụng
8. Các phương pháp/thiết bị nuôi cấy và thu hoạch tế bào có hiệu quả và năng xuất cao nhằm cung cấp nguồn tế bào sạch và an toàn trong điều trị bệnh, kết hợp nghiên cứu chiều sâu
9. Cơ chế các bệnh phổ biến ở Việt Nam
10. Cơ chế kiểm soát chức năng sinh học của protein khuôn nền ngoại bào
PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp TS. Trần Lê Giang
TS. Trịnh Như Thùy
ThS. Đặng Ngọc Thảo Nhi
ThS. Võ Hồng Phúc
ThS. Nguyễn Văn Khiêm
ThS. Vũ Thanh Bình
ThS. Thái Huy Thành
ThS. Dương Cao Trí
ThS. Nguyễn Thị Phương Nghi
ThS. Nguyễn Thị Thanh Ngọc
KS. Lương Đại Tín
KS. Nguyễn Hoàng Huy
KS. Lê Phương Hiền
22 Nhóm Nghiên cứu Xử lý tín hiệu và Hình ảnh Y Sinh Nhóm tập trung nghiên cứu phát triển các giải thuật và phần mềm có khả năng tự động phân tích các tín hiệu và hình ảnh y sinh như là tín hiệu điện tim, tín hiệu điện não, ảnh chụp võng mạc...để từ đó đưa ra các chẩn đoán bệnh về tim mạch, Alzheimer's, bệnh về mắt....Trong đó nhóm đặc biệt chú trọng đến Trí tuệ nhân tạo cho chăm sóc sức khỏe. Mục tiêu là tạo ra các phầm mềm chẩn đoán bệnh có thể dùng trong thực tế, phục vụ cho việc tầm soát, và khám chữa bệnh
Hướng nghiên cứu:
1. Xử lý tín hiệu điện tim phục vụ cảnh báo nguy cơ đột quỵ
2. Xử lý ảnh võng mạc phục vụ chẩn đoán bệnh về mắt
3. Xử lý tín hiệu điện não và ảnh võng mạc phục vụ chẩn đoán sớm Alzheimer's
4. Xử lý tín hiệu đa ký giấc ngủ phục vụ chẩn đoán rối loạn giấc ngủ
5. Xử lý kết quả phân tích gene phục vụ chẩn đoán ung thư
PGS.TS Phạm Thị Thu Hiền TS. Ngô Thanh Hoàn
TS. Hà Thị Thanh Hương
TS. Ngô Thị Lụa
Bộ môn Kỹ thuật Xây dựng
23 Nhóm nghiên cứu về giải pháp khoa học công nghệ trong quản lý, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ô nhiễm môi trường nước 1. Ứng dụng công nghệ cao (GIS và công nghệ tính toán mô phỏng) nhằm xây dựng và phát triển các hệ thống giám sát, cảnh báo và dự báo các hiện tượng thiên tai liên quan đến nước và ô nhiễm môi trường nước;
2. Cung cấp các giải pháp công trình và phi công trình theo tiếp cận phát triển bền vững phục vụ công tác quản lý, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ô nhiễm môi trường nước…
PGS.TS. Phạm Ngọc ThS. Angeli Cabltica
24 Nhóm Nghiên cứu về giải pháp chống động đất cho công trình 1. Nhóm nghiên cứu thực hiện các đề tài về phân tích động lực học và đề ra các phương án sử dụng hệ cản để tăng khả năng giảm chấn cho công trình như hệ cô lập móng (Based Isolated Systems), hệ cản chất lỏng nhớt (Viscous Fluid Dampers), hệ cản ma sát (Friction Dissipators), hệ cản khối lượng (Tuned Mass Dampers), hệ cản điều chỉnh cột chất lỏng (Tuned Liquid Column Dampers), hệ cản có độ cứng thay đổi (Controlled Stiffness Devices)
2. Nghiên cứu khả năng chịu tải trọng động đất của các công trình hiện hữu mà không được thiết kế theo tiêu chuẩn động đất thông qua mô hình thực nghiệm và lý thuyết, trong đó tập trung nghiên cứu khá chi tiết ứng xử của trụ, nút, vách bêtông cốt thép có cấu tạo không theo tiêu chuẩn kháng chấn dưới tác động của tải trọng động đất
PGS.TS Chu Quốc Thắng ThS Phạm Nhân Hòa
25 Nhóm nghiên cứu cơ học tính toán 1. Phương pháp số (PTHH, không lưới), phân tích kết cấu ở trạng thái giới hạn, tính toán vật liệu, tối ưu hóa kết cấu
2. Phương pháp phần tử hữu hạn, phần tử hữu hạn không lưới, phương pháp phần tử hữu hạn nâng cao như SFEM, XFEM và FEM đẳng hình học
3. phân tích ứng xử của đất nền, tương tác giữa đất và kết cấu bằng phương pháp tính nâng cao
PGS.TS. Lê Văn Cảnh
Bộ môn Toán
26 Lý thuyết các bài toán tối ưu và ứng dụng Mục tiêu:
Thực hiện các nghiên cứu trong lãnh vực toán học cơ bản làm công cụ áp dụng vào lý thuyết các các bài toán tối ưu bao gồm các bào toán vô hướng, vector
Hướng nghiên cứu:
1. Phân tích lồi và Quy hoạch lồi: Các hàm lồi “thô” (“Rough” convex functions), điều kiện tối ưu (optimality conditions), tính đều (regularity), tính chất của các bộ giải pháp (properties of solution sets).
2. Kết quả loại Farkas cho các hệ thống liên quan đến các hàm DC (khác biệt của hai hàm lồi) và các ứng dụng của chúng trong các vấn đề tối ưu hóa lồi / không lồi.
3. Các thuật toán cho bất đẳng thức thay đổi (variational inequalities), các vấn đề cân bằng (equilibrium problems) và các vấn đề kiểm soát tối ưu với các ràng buộc pha (phae consraints).
4. Nghiên cứu định tính về các vấn đề tối ưu hóa, bao gồm các vấn đề cân bằng, các vấn đề song phương và MPEC, các vấn đề lồi / không lồi.
5. Hình học tính toán
GS.TSKH. Nguyễn Định PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hải
TS. Trần hồng Mơ
NCS. Đặng Hải Long
27 Phương trình vi phân và hệ động lực 1. Tính ổn định của phương trình vi phân phiếm hàm và ứng dụng (Stability of functional differential equations and applications)
2. Tính ổn định của phương trình vi phân ngẫu nhiên và ứng dụng (Stability of stochastic differential equations and applications)
3. Tính ổn định của phương trình sai phân và ứng dụng (Stability of difference equations and applications)
4. Hệ dương và ứng dụng (Positive systems and applications)
GS.TS. Phạm Hữu Anh Ngọc PGS.TS. Nguyễn Đình Hũy
TS. Lê Trung Hiếu
TS. Cao Thanh Tình
NCS. Trần Thế Anh
28 Toán ứng dụng và khoa học tính toán 1. Giải tích số và các hệ luật cân bằng
2. Giải tích ngẫu nhiên và ma trận ngẫu nhiên
3. Phương trình sóng và ứng dụng trong quang học phi tuyến
4. Toán tài chính
PGS.TS. Mai Đức Thành TS. Nguyễn Minh Quân
Bộ môn Vật lý
29 Thiên văn Vật lý, Khoa học Không gian và Ứng dụng 1. Các quá trình hình thành sao, đĩa tiền hành tinh
2. Các tính chất vật lý của các tầng khí quyển của Trấi Đất
3. Nghiên cứu tầng điện ly của Trái Đất, thời tiết không gian
4. Hoạt động từ trường của Mặt trời và độ chính xác của vệ tinh định vị như GPS, GLONASS, Galileo
5. Thử nghiệm lắp đặt một số thiết bị định vị sử dụng phương pháp GPS có độ chính xác cao trong quản lý các phương tiện công cộng.
PGS.TS Phan Bảo Ngọc TS. Phan Hiền Vũ
TS. Nguyễn Đức Diệu
ThS. Trịnh Thanh Thủy
ThS. Lê Thị Quế
Bộ môn Kỹ thuật Môi trường
30 Kỹ thuật Môi trường 1. Xử lý chất thải môi trường
2. Quan trắc, phân tích, và giám sát môi trường, các chất ô nhiễm (Ví dụ: chất vô cơ, hữu cơ, vi sinh vật gây bệnh, kháng kháng sinh)
3. Năng lượng tái tạo và phát triển bền vững. Thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu
4. Đánh giá rủi ro gây ra bởi các chất ô nhiễm hữu cơ cho môi trường, động vật và con người
5. Vật liệu mới ứng dụng trong xử lý môi trường
PGS.TS Trần Tiến Khôi TS. Trần Thanh Tú
TS. Ngô Thị Thuận
TS. Nguyễn Nhật Huy
TS. Nguyễn Thị Thủy
Bộ môn Anh
31 Nhóm nghiên cứu phát triển, đo lường và đánh giá sự thụ đắc ngoại ngữ / ngôn ngữ 2 1. Nghiên cứu và ứng dụng các lý thuyết ngôn ngữ, trong giảng dạy và dịch thuật
2. Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá văn bản và ngôn bản học thuật bằng phần mềm máy tính dựa trên sự đo lường và đánh giá các yếu tố cấu trúc và ngữ nghĩa
PGS. TS. Phạm Hữu Đức PGS. TS. Phạm Hữu Đức
ThS. Vũ Tiến Thịnh
TS. Nguyễn Huy Cường
TS. Vũ Hoa Ngân